TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐANG CẦN TUYỂN GIÁO VIÊN
Năm học 2021-2022
Vị trí giáo viên cần tuyển
01 GV môn: Công nghệ
01 Gv môn: Thể dục
01 Gv môn: Mỹ thuật
Giáo viên được kí hợp đồng huyện
Vị trí giáo viên cần tuyển
01 GV môn: Công nghệ
01 Gv môn: Thể dục
01 Gv môn: Mỹ thuật
Giáo viên được kí hợp đồng huyện
THÔNG BÁO ĐIỂM CHUẨN XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
NĂM HỌC 2021-2022
Danh sách trúng tuyển vào lớp 6 trường THCS Chu Văn An năm học 2021-2022
Dang sach trung tuyen 1
Trường THCS Chu Văn An (Thanh Trì) tuyển sinh theo quyết định tuyển sinh của Huyện Ủy Thanh Trì từ ngày 16 đến hết ngày 21/07/2021
Ngay ngày đầu tuyển sinh (16/7) đã có gần 300 hồ sơ dự xét tuyển. Tất cả hoạt động tuyển sinh được diễn ra đúng quy định giãn cách của chính phủ. Các bậc PHHS thực hiện hết sức nghiêm túc các quy định của nhà trường.
Điều đáng nói là tất cả các bậc PH đến trường với một niềm vui và sự hy vọng con, cháu mình sẽ được học ở một ngôi trường danh giá mang tên của “Vạn thế sư biểu”- thầy Chu Văn An.
Đối với các bậc PH mới có con lên lớp 6 và lần đầu tiên được bước vào trường sẽ không khỏi ngưỡng mộ trước một ngôi trường khang trang với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Cảnh quan của trường lại đẹp và xanh mát bởi cây và hoa mà trong đó có cả bàn tay chăm chút cây, hoa của Ban Giám hiệu, đặc biệt là cô Hiệu trưởng Vũ Thanh Tiến.
Bước vào trường các bậc PH được Ban tuyển sinh đón tiếp cùng đội ngũ Y tế của huyện hướng dẫn khai báo y tế rồi tới khu vực tuyển sinh với khoảng cách giãn cách rất an toàn.
Đối với các bậc PH đã có một đến 2 con được học tại ngôi trường này thì đến trường với một tâm trạng hồ hởi, vui tươi và vô cùng thân thiện. Vì sao vậy? Bởi đối với các bác đây là nơi đã đảm bảo chất lượng theo đúng sự mong muốn của các bậc PH. Như năm học 2020-2021 vừa qua Nhà trường vinh dự đứng đầu thành phố Hà Nội về chất lượng thi vào 10 với điểm trung bình vào 10 là 51.00 điểm, có tới 93 lượt đỗ chuyên/ tổng 176 HS lớp 9, nhiều HS đỗ 3,4 trường chuyên. Không chỉ vậy, nhiều năm liền nhà trường liên tục đứng đầu các trường THCS của thủ đô về chất lượng vào 10. Trường THCS Chu Văn An – Thanh Trì xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho các bậc PH gửi gắm con, đây cũng là ngôi trường mơ ước của nhiều học trò. Trường THCS Chu Văn An còn là ngôi trường thân thiện, là ngôi nhà thứ 2 của các thế hệ học trò.
Thật xúc động khi nghe các bậc PH dành những tình cảm cho thầy cô và mái trường. Đây cũng chính là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu và cống hiến
CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH CỦA MỘT PHỤ HUYNH ĐẾN NỘP HỒ SƠ CHO CON THỨ 2
Với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, với sự chỉ đạo linh hoạt sáng suốt của Ban Giám hiệu cùng đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, trường THCS Chu Văn An sẽ luôn giữ vững danh hiệu cao quý, cùng với giáo dục thủ đô sẽ vươn lên tầm cao mới!
Bá Long
(Lưu ý in hai mặt đơn vào một tờ giấy A4)
Admin
THÔNG BÁO
Để đảm bảo cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT – Năm học 2021-2022 diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có sai sót, đề nghị học sinh nắm vững quy chế thi và lưu ý một số nội dung sau:
– Thời gian, địa điểm thi.
– Vật dụng được mang vào phòng thi.
– Trách nhiệm của thí sinh.
– Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, Tiếng Anh.
– Các biện pháp phòng chống dịch Covid 19 khi tham gia thi.
– Sơ đồ phân luồng thí sinh vào phòng thi của từng điểm thi
– Các lưu ý khác đối với phụ huynh và thí sinh…
Trân trọng!
Tải về mẫu phiếu tờ khai y tế tại đây
I. THỜI GIAN:
– Từ 16/07/2021 – 19/07/2021: (Sáng: Từ 7h45 – 11h30; Chiều: từ 14h – 17h00):
Nhận đơn tuyển sinh (Phụ huynh tải về tại đây và in 2 mặt vào một tờ) và hồ sơ tuyển sinh. Công khai các hồ sơ dự tuyển để CMHS tự kiểm tra.
– 20/7/2021: Phân loại hồ sơ, báo cáo số lượng học sinh đủ tiêu chuẩn xét tuyển về Phòng GD & ĐT Huyện Thanh Trì, xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo tuyển sinh Huyện Thanh Trì.
– 21/7/2021: Công khai danh sách học sinh trúng tuyển và trả lại hồ sơ cho những học sinh không đủ điều kiện trúng tuyển tại phòng D102, D103.
Lưu ý: Trước khi phụ huynh đến nộp hồ sơ trực tiếp, phụ huynh kê khai trực tuyến vào biểu mẫu này
II. ĐỊA ĐIỂM:
Tầng 1, dãy nhà D, E Trường THCS Chu Văn An.
Phòng E101: Nhận hồ sơ dự tuyển.
Phòng E102: Nhận hồ sơ dự tuyển.
Phòng E103: Nhận hồ sơ dự tuyển
(CMHS tự chuẩn bị túi đựng hồ sơ)
III. HỒ SƠ DỰ XÉT TUYỂN:
* Tất cả để trong 1 túi hồ sơ.
Phụ huynh lưu ý để đảm bảo phòng chống dịch Covid -19, nhà trường đề nghị phụ huynh tuân thủ thông điệp 5k
Chi tiết xem tại đây
BAN TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS CHU VĂN THÔNG BÁO
Danh sách học sinh trúng tuyển vào trường THCS Chu Văn An xem tại đây:
Danh sach học sinh trúng tuyển
Trân trong!
BGH TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN XIN THÔNG BÁO ĐẾN CÁC QUÝ PHỤ HUYNH
DO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TÁI DIỄN PHỨC TẠP, ĐỂ TẠO THUẬN TIÊN TRONG VIỆC ĐĂNG KÍ DỰ TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG, ĐỀ NGHỊ QUÝ PHỤ HUYNH HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC BƯỚC SAU:
Bước 1:
Kê khai đăng kí trực tuyến: Đăng kí tại đây
Hoặc quét mã QR tại đây:
Bước 2:
Phụ huynh tải đơn về in và điền vào đơn đăng kí trước khi đến nộp hồ sơ
Mẫu đơn đăng kí tải tại đây: Mẫu đơn mặt trước Mẫu đơn mặt sau
Hướng dẫn điền đơn:
Bước 3:
Chú ý: Khi đi nộp hồ sơ dự tuyển sinh, phụ huynh học sinh vui lòng thực hiện nghiêm túc những yêu cầu về phòng chống dịch Covid -19: 100% đeo khẩu trang khi vào trường; đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn tại cổng trường, lấy số thứ tự, thực hiện ngồi dãn cách không tập trung đông người.
Trân trọng cảm ơn!
Mục lục
CHƯƠNG TRÌNH BỔ TRỢ NGOẠI NGỮ 2 TIẾNG NHẬT, TIẾNG ĐỨC
NĂM HỌC 2022 – 2023
Liên kết giữa trường THCS Chu Văn An và Trung tâm Ngoại ngữ Tương lai
– Chương trình sử dụng hệ thống giáo trình học và tài liệu cập nhật có tính kế thừa và liên thông đến bậc Trung học phổ thông tránh được tình trạng học lại, học trùng lặp.
– Bên cạnh phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật, học sinh còn có cơ hội mở rộng vốn kiến thức xã hội và giao thoa văn hóa.
– Chương trình đặt nền móng vững chắc cho các em theo học các chương trình tiếng Nhật ở bậc học cao hơn.
– Học sinh được học tập với thời gian phù hợp với lịch học của trường, tiết kiệm thời gian đi lại. Môi trường sư phạm đảm bảo cho việc học tập tốt hơn, tận dụng hết lợi thế về cơ sở vật chất của nhà trường.
– Học sinh sẽ được học theo sách giáo khoa tiếng Nhật, tiếng Đức 6, 7, 8, 9 do bộ giáo dục biên soạn cho học sinh cấp Trung học cơ sở.
– Chủ đề hợp với lứa tuổi học sinh;
– Cấu trúc mỗi đơn vị bài học rõ ràng, logic; giúp giáo viên nắm bắt mục tiêu dễ dàng;
– Hệ thống kiến thức ngữ pháp được trình bày rõ ràng, hợp lý;
– Có các dạng đề kiểm tra tích hợp cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
– Lớp 6,7,8 học sinh sẽ học 03 tiết/ tuần; tổng số tiết là 105 tiết/ năm học.
– Lớp 9 học sinh sẽ học 02 tiết/ tuần; tổng số tiết là 70 tiết/ năm học.
– Lớp 6,7,8 học sinh sẽ học 04 tiết/ tuần ; tổng số tiết là 140 tiết/ năm học.
– Lớp 9 học sinh sẽ học 06 tiết/ tuần; tổng số tiết là 210 tiết/ năm học.
– Trong năm học, học sinh sẽ tham gia 04 bài kiểm tra: (giữa kì, cuối kì). Các bài kiểm tra sẽ đánh giá cả 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.
– Kết quả học tập của từng học sinh được thể hiện qua các báo cáo kết quả học tập mỗi học kỳ và thông báo tới phụ huynh học sinh.
5. Đội ngũ giáo viên
– Giáo viên Việt Nam được đào tạo chuyên sâu, tốt nghiệp Đại học, đạt các chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy tiếng Nhật, tiếng Đức do Quỹ Giao Lưu Văn Hóa Việt Nam – Nhật Bản, và Quỹ Giao Lưu Văn Hóa Việt Nam – Đức cấp
6. Học phí :
20.000 đồng/tiết/ học sinh thu theo tháng trên số tiết học thực tế.
– Sĩ số lớp học: 35 học sinh
8. Thời gian học: dự kiến sau khai giảng (đầu tháng 9)
9. Thông tin liên hệ theo số ĐT: 0912854855; 0987381173.
Email: futureeducationcentre21@gmail.com
Địa chỉ văn phòng trung tâm: số 7 ngõ 49 phố Vân Hồ 2 phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA HỌC BỔ TRỢ
NGOẠI NGỮ 2 TIẾNG NHẬT
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Chu Văn An
Họ và tên học sinh:…………………………………….……….Lớp:……………..
Ngày sinh : ……………………………………………………………………..…..
Địa chỉ:………………………………………………….………………………….
Họ và tên phụ huynh học sinh :……………………………………………………
Điện thoại di động : ………………………… …………………….……..…….…
Email: ………………………………………………………………………………
Tôi tự nguyện đăng ký cho con tôi tham gia lớp ngoại ngữ 2 tiếng Nhật của trường THCS Chu Văn An liên kết với Trung tâm ngoại ngữ Tương lai. Tôi nhất trí với các qui định về chương trình học và mức học phí năm học 2022 – 2023 20.000 đồng/ tiết / học sinh.
Hà Nội, ngày…… tháng …….năm
Phụ huynh học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA HỌC BỔ TRỢ
NGOẠI NGỮ 2 TIẾNG ĐỨC
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Chu Văn An
Họ và tên học sinh:…………………………………….……….Lớp:……………..
Ngày sinh : ……………………………………………………………………..…..
Địa chỉ:………………………………………………….………………………….
Họ và tên phụ huynh học sinh :……………………………………………………
Điện thoại di động : ………………………… …………………….……..…….…
Email: ………………………………………………………………………………
Tôi tự nguyện đăng ký cho con tôi tham gia lớp ngoại ngữ 2 tiếng Đức của trường THCS Chu Văn An liên kết với Trung tâm ngoại ngữ Tương lai. Tôi nhất trí với các qui định về chương trình học và mức học phí năm học 2022 – 2023 20.000 đồng/ tiết / học sinh.
Hà Nội, ngày…… tháng …….năm
Phụ huynh học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mục lục
Năm học 2022-2023 trường THCS Chu Văn An liên kết triển khai chương trình tiếng anh bổ trợ cấp THCS theo chuẩn đâù ra CAMBRIDGE. Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về chương trình nhà trường xin giới thiệu bài viết sau:
– 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học, Atlantic đã gửi hơn 10.000 học sinh đi du học tại các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc; giành những suất học bổng lên tới hàng tỷ đồng với hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện tại 23 tỉnh thành trong cả nước
– Là đơn vị khảo thí ủy quyền của Hội đồng Anh và Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Cambridge tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS và Cambridge;
– Atlantic là đối tác chiến lược của Sở GD và ĐT Hà Nội lựa chon là đơn vị đào tạo chuẩn hoá năng lực ngôn ngữ cho 1.400 giáo viên theo chuẩn Ielts năm 2020; và là đơn vị được tổ chức Cambridge ủy quyền đào tạo chứng chỉ Cambridge về giảng dạy Tiếng Anh cho giáo viên;
– Là đơn vị cung cấp chương trình song bằng Cambridge tại THCS Trưng Vương, THCS Ngô Sỹ Liên; THCS Cầu Giấy, và THCS Nghĩa Tân theo đề án của Thành phố.
– Cung cấp chương trình tiếng Anh bổ trợ với giáo viên nước ngoài tăng cường kỹ năng nghe nói cho học sinh tại hơn 40 trường THCS&THPT tại Hà Nội, Bắc Ninh & Đà Nẵng.
– Cung cấp chương trình Tiếng Anh liên thông chất lượng cao từ tiểu học, THCS đến THPT theo chuẩn đầu ra Cambridge và IELTS cho 30 trường trong điểm của Hà Nội gồm: THCS Trưng Vương, Ngô Sỹ Liên, Nhật Tân, Nam Từ Liêm Chất lượng cao, Nguyễn Du, Nguyễn Quý Đức, Mỹ Đình 1, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An –Long Biên, Thực nghiệm; Thanh Xuân Trung, Mỗ Lao, Trung Văn, Mỹ Đình 2, Đông Thái, Trương Công Giai, Ngô Quyền và 10 trường THPT triển khai chương trình IELTS như Phan Đình Phùng, Tây Hồ, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát, Trần Quốc Tuấn; Lê Quý Đôn – Đống Đa, Quang Trung – Đống Đa, Khương Đình, Phạm Hồng Thái, Sóc Sơn; THPT Thực Nghiệm KHGD (Hà Nội) và trường TH, THCS Hoàng Hoa Thám (Bắc Ninh);
– Cung cấp chương trình giảng dạy Tiếng Nhật, Hàn tại các trường THPT Phan Huy Chú, THCS Sài Đồng, THCS CLC Nam Từ Liêm, THCS Cầu Diễn; chương trình Tiếng Hàn tại trường THCS Sài Đồng, THCS Nguyễn Quý Đức, THCS Nguyễn Du, THCS CLC Nam Từ Liêm.
– Đã tổ chức 2 kỳ thi IELTS cho 2 lứa học sinh trường THPT Phan Đình Phùng năm học 2017 -2020 (100/113 học sinh) và 2018 -2021 (166/186) với tỷ lệ trên 89% học sinh đạt từ 5.5 -8.0 IELTS; 01 kỳ thi IELTS cho lứa học sinh trường THPT Cao Bá Quát năm học 2018-2021 (42/42) với tỷ lệ 95% học sinh đạt từ 5.5-8.0 IELTS
– Hàng năm Atlantic thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định nhà nước và thực hiện báo cáo kiểm toán tài chính.
Kết thúc lộ trình 4 năm học theo chương trình Tiếng Anh bổ trợ, học sinh có thể đạt kết quả đầu ra như sau:
Đầu vào năm lớp 6 → Đầu ra năm lớp 9
Pre-A1 → A2
A1 → B1
A2 → B1+
Học sinh được từng bước làm quen với môi trường Tiếng Anh quốc tế, qua đó trau dồi các kỹ năng Tiếng Anh một cách toàn diện, tự tin sử dụng Tiếng Anh, sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức Tiếng Anh và bằng Tiếng Anh ở những cấp học cao hơn, thậm chí có thể có khả năng giành học bổng du học ở bậc THPT.
Giáo trình:
Solutions (ấn bản số 3) – NXB ĐH Oxford gồm những chủ đề gần gũi với học sinh trong độ tuổi THCS, cấu trúc bài học đơn giản với cách tiếp cận hiện đại khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh, qua đó chủ động phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện
THINK – NXB ĐH Cambridge (giáo trình bổ trợ): với nguồn tài liệu số phong phú về các chủ đề thân thuộc với lứa tuổi, học sinh không chỉ được học ngôn ngữ mà còn được rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng thảo luận, giải quyết vấn đề.
Giáo viên: Chương trình được đảm bảo giảng dạy bởi 100% giáo viên nước ngoài, có trình độ Đại học trở lên, có chứng chỉ giảng dạy Tiếng Anh quốc tế và kinh nghiệm thực tế giảng dạy cho học sinh Việt Nam, đặc biệt là học sinh trường công.
Thời lượng: 4 tiết/tuần (chia làm 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết, theo thời khóa biểu do nhà trường sắp xếp)
Kiểm tra đánh giá: kiểm tra định kỳ theo định dạng bài thi Cambridge, và 2 lần thi Cambridge chính thức (miễn phí);
Báo cáo kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh 2 lần mỗi năm. Có kế hoạch bổ trợ online kịp thời các kỹ năng mà học sinh còn yếu hàng tuần.
Cơ sở vật chất: Phòng học tiêu chuẩn với điều hòa, bảng thông minh, hệ thống âm thanh tiêu chuẩn (35 học sinh/lớp học)
Học phí: 90.000 đ/tiết học x 16 tiết/tháng = 1.440.000 đ/tháng/học sinh
Học phí trên đã bao gồm tiền học phí, chương trình tham quan, trải nghiệm thực tế tại Trung tâm Anh ngữ 5 sao Atlantic, lệ phí 02 lần thi chứng chỉ Cambridge; chưa bao gồm chi phí giáo trình.
Học sinh có học lực Tiếng Anh từ 7,0 trở lên, nộp hồ sơ sớm.
Số lượng tuyển sinh (dự kiến): 2 lớp 70 học sinh
Điều kiện để tuyển thẳng lớp Tiếng Anh Cambridge
* Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình xin vui lòng liên hệ:
Ms. Hoa Linh – Giám đốc Phát triển hệ thống kinh doanh – Công ty Atlantic Five-Star English
Điện thoại: 0903.433.229 – Email: hoalinh@atlantic.edu.vn
Link tài liệu hỗ trợ luyện tập:
https://www.cambridgeenglish.org/exams-and-tests/key-for-schools/preparation/
Kính gửi phụ huynh học sinh
Để thuận tiện trao đổi thông tin tuyển sinh nhà trường lập nhóm Zalo để phụ huynh có thể thuận tiện theo dõi thông tin tuyển sinh lớp 6 năm học 2022-2023.
Phụ huynh tham gia nhóm bằng cách vào đường link sau đây:
Hoặc quét mã QR để tham gia nhóm
Trường học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cũng như phát huy năng khiếu bẩm sinh của con trẻ. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng và xây dựng tương lai của con. Chính vì thế, việc chọn trường học là một vấn đề không ít các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường thế nào là tốt nhất với trẻ thì không phải cha mẹ nào cũng đủ biết.
Những tiêu chí gợi ý dưới đây sẽ phần nào giải quyết những băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh khi lựa chọn trường học:
– Lành mạnh: khi học tập ở đây, trẻ luôn được an toàn cả về thể chất và lẫn tinh thần, cha mẹ không phải lo lắng tới các vấn đề như bạo lực học đường cùng những văn hoá phẩm không phù hợp đang được tràn lan trong xã hội.
– Gần gũi: là môi trường mà ở đó con bạn được giáo dục toàn diện, bạn bè thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, giáo viên nhiệt tình, ân cần dạy bảo học sinh, giúp cho các con thoải mái sáng tạo. Như vậy sẽ đảm bảo đời sống học đường của bé luôn vui tươi, phong phú và hiệu quả.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về năng lực chuyên môn cũng như văn hoá sư phạm của các thầy cô. Dù là trường công hay là trường tư, nơi nào mà thu nhập của giáo viên quá thấp thì không mong đợi các thầy cô giáo toàn tâm toàn ý cho nghề nghiệp. Mức lương thấp cũng khó mà tuyển được người giỏi, người tài, có đủ tinh thần và trách nhiệm cao, vì những người như vậy luôn có nhiều cơ hội để cólựa chọn khác tốt hơn.
Khi yêu cầu về chất lượng giáo dục ngày càng cao, một số trường sẽ dạy song song hoặc được kết hợp với chương trình trên sách giáo khoa cơ bản với những kiến thức nâng cao khác. Mà chương trình đó không phải bé nào cũng có thể theo kịp, vấn đề đó có thể dẫn đến chán học. Chưa kể việc học quá tải sẽ khiến trẻ cáu gắt, khó chịu, nghiêm trọng hơn là trầm cảm, mất tự tin.
Nếu có điều kiện tham quan trường trước khi chọn, các bậc phụ huynh đừng chỉ nhìn vào bàn ghế, trang trí, thiết bị, mà hãy nhìn gương mặt của học sinh tại trường này. Những trường tốt, chương trình học không nhồi nhét, nhiều hoạt động phong phú, giáo viên được đào tạo tốt thì gương mặt học sinh có sự sáng sủa, vui vẻ, năng động và tự tin.
Ngược lại, ở những trường ép học sinh vào kỷ luật thép, nhồi nhét kiến thức chỉ nhằm đạt thành tích, thi tốt để vừa lòng phụ huynh, ta sẽ thấy những gương mặt mệt mỏi, thiếu sức sống và chán nản.
Đó là lý do, các bậc cha mẹ hãy lựa chọn trường học có chương trình học vừa phải, phù hợp với độ tuổi của bé.
Chương trình giáo dục tối ưu đến đâu mà phương pháp không phù hợp cũng khiến trẻ khó tiếp thu. Phương pháp giáo dục tốt nhất hiện nay là kết hợp giữa cách giáo dục truyền thống và sáng tạo, năng động, giữa lý thuyết và thực tế. Bên cạnh việc coi trọng việc học ở trẻ nhỏ, nhà trường vẫn tạo mọi điều kiện để các em được phát triển toàn diện khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa ý nghĩa, chương trình học tập trải nghiệm sáng tạo, cùng tham gia các câu lạc bộ…
Ngoài ra, việc dạy không chỉ cho trẻ những kiến thức trên sách vở mà còn cần thực hành triệt để trong cuộc sống. Đồng thời, thầy cô cũng cần tự học hỏi, trao dồi cách giáo dục thành công ở các nước tiên tiến, biết kết hợp với cách dạy truyền thống, giúp bài giảng hay, sinh động, thực tế, ý nghĩa và dễ hiểu hơn.
Có một số phụ huynh ban đầu nghĩ rằng khoảng cách là vấn đề đơn giản, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược, điều đó không phải là như vậy. Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ đã bất chấp đường xa để đưa con đi học tại các trường điểm, điều này không chỉ khiến bố mẹ mệt mỏi, vất vả mà ngay cả trẻ cũng mệt dẫn tới sa sút trong việc học hành và sức khỏe. Trong khi đó, học ở gần nhà vừa giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho việc đi lại và con trẻ học tập tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ đi học gần nhà thay vì xa nhà để tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho con.
Ngày nay các bậc phụ huynh đứng trước nhiều lựa chọn về trường học hơn so với trước kia. Khi phải đứng trước một khu vực có trường công lập, trường bán công, trường dân lập, tư thục, trường quốc tế và thậm chí cả trường học trực tuyến.
Xu hướng chọn các trường điểm, trường top đầu cho con khi bước vào tiểu học hoặc thậm trí cả trung học đang trở nên “HOT hơn bao giờ hết”. Tuy nhiên, những ngôi trường đó chưa chắc đã thực sự phù hợp với bé.
Thực tế cho thấy, hơn 80% học sinh có lực học tốt thi đỗ vào các trường đại học “hot” trên cả nước đều đến từ những ngôi trường rất đỗi bình thường ở nông thôn. Thậm chí, những thủ khoa của các trường đại học đều là những học sinh bình thường đến từ các vùng nông thôn nghèo khó. Vì vậy, việc chọn trường không chỉ dựa trên việc trường đó có tiếng tăm, mà quan trọng là định hướng giáo dục của cha mẹ với con trẻ.
Dù trẻ học ở trường làng hay trường quốc tế, nếu nhận được sự định hướng giáo dục tốt từ thầy cô, cha mẹ thì năng lực học tập hoàn toàn không kém gì nhau. Do đó, thay vì chen chúc cho con vào học trường điểm, cha mẹ có thể chọn ngôi trường phù hợp nhất để con có thể phát huy được tốt nhất những thế mạnh của con mình, thường xuyên khuyến khích và tập định hướng cho con trong học tập, chắc chắn kiến thức và khả năng học của con cũng không thua kém gì những bạn học trường “Top”.
Đừng bỏ qua yếu tố này khi các bậc phụ huynh phải chọn trường cho con. Dù là một ngôi trường không có tiếng tăm nhưng cũng cần phải được hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị trang bị hỗ trợ tốt nhất cho việc học của con. Ngoài ra, trường cũng cần có khuôn viên riêng, các khu chức năng để học sinh được thoải mái phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe và trí lực.
Dù nói hay không thì vấn đề tài chính vẫn luôn là một vấn đề quan trọng trong việc chọn trường học cho con. Bạn có đủ tài chính để cho con theo đuổi trường quốc tế không, có tài chính để sẵn sàng đóng các khoản chi phí sinh hoạt lớp, dã ngoại, hay các lớp học năng khiếu cho con?
Không cha mẹ nào lại không mong muốn con được học trong môi trường giáo dục tốt nhất nhưng việc học của con là khoản đầu tư lâu dài và có thể có lãi, nên bạn cần cân đối tài chính để việc học của con không là gánh nặng và có ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt bình thường sau này.
Mỗi trường đều có mặt ưu và nhược điểm, vì thế lựa chọn nào cũng có được và mất. Không có lựa chọn nào đúng cho tất cả mọi người, vì thế các bậc phụ huynh phải tùy vào hoàn cảnh, khả năng kinh tế và mục tiêu của mỗi gia đình để lựa chọn.
Dù học ở loại trường nào thì vai trò của chính học sinh và của gia đình vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu. gia đình có một vai trò không thể thay thế trong việc tìm những nhược điểm của từng loại trường. Chỉ cần cha mẹ có ý thức về điều này, sẽ có rất nhiều cơ hội để cha mẹ dạy con những thứ mà nhà trường không mang lại được.
Chọn trường cho con, vì thế, mong rằng đó là xuất phát từ chính con, chính là chọn một môi trường mà gia đình có thể cùng nhà trường trong việc giúp con phát triển nhân cách hài hòa và những tiềm năng sẵn có cũng như phát triển toàn diện.
Nguồn Internet
Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình và chia tay mái trường tiểu học, là cấp học lâu nhất trong cấp học phổ thông để bắt đầu bước sang cấp học mới. Năm học 2021-2022 đối với lớp 6 là năm đầu tiên các em được học SGK mới của Chương trình GDPT 2018. Giai đoạn chuyển cấp này sẽ có những thay đổi lớn về môi trường học đường và phương pháp học tập. Vì vậy, cha mẹ có con đã hoàn thành chương trình tiểu học bắt đầu vào lớp 6 cần chuẩn bị tốt hành trang, luôn đồng hành và tìm hiểu những nội dung sau đây để giúp con học tập tốt trong năm học đầu cấp này.
I. NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT
1. Mục tiêu
– Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
– Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
– Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
– Chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
– Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
– Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
3. Xuất hiện các môn học mới
– Lớp 5 các em đã được học các môn: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Khoa Học; Lịch sử và Địa lí; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Tiếng Anh, Tin học; Hoạt động tập thể.
– Lớp 6 Chương trình GDPT 2018 gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
– Sự thay đổi về nội dung học các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn, đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học. So với lớp 5 xuất hiện sự “mới lạ” của môn Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) sẽ làm các em bỡ ngỡ: Môn Vật lí với những bài học trừu tượng, nếu không nghe giảng kĩ các em sẽ không hiểu hết; Môn Toán, phần đầu chương trình là học về tập hợp, lũy thừa các em sẽ thấy nhiều xa lạ về kiến thức lẫn cách trình bày bài làm; Môn Anh văn ở tiểu học chủ yếu là vui học, nghe nói mẫu câu thông thường quen thuộc thì lớp 6 phải thuộc từ vựng, hiểu ngữ pháp mới có thể làm bài được.
4. Sự thay đổi về phương pháp học
– Ở lớp 5 mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể dạy nhiều môn học, lớp học 2 buổi/ngày, mỗi tiết 35 phút, một buổi giáo viên có thể dạy từ 2-3 tiết; tốc độ đọc, viết hoàn toàn khác, học sinh viết giấy kẻ 5 ô li và tốc độ viết chậm hơn, mổi ngày đến trường học sinh được học với giáo viên chủ nhiệm nhiều hơn nên tiểu học được gọi là “ông thầy tổng thể”. Khi lên lớp 6 việc học cũng bao điều mới lạ với các em, mỗi thầy cô dạy 1 môn, 1 tiết học 45 phút, do nhiều em quen viết nắn nót khi học tiểu học nên lên lớp 6 viết không kịp dẫn đến viết tắt, viết thiếu nét.
– Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập, ở mỗi môn học có 1 giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô. Mỗi thầy, cô có cách trình bày, phương pháp dạy học khác nhau nên cách dạy và nhân cách của người thầy cũng tác động vào việc hình thành và phát triển trí tuệ, cách lập luận, nhân cách của các em. Ở trường THCS, các môn học sẽ nhiều hơn, kiến thức nâng cao hơn, các môn học đòi hỏi nhiều tính suy luận và logic. Trẻ rất cần được cha mẹ khích lệ, động viên và định hướng để tự tin thích ứng với môi trường học tập mới. Cha mẹ nên chuẩn bị cho con cơ hội làm quen với môi trường học tập mới, tham quan trước trường THCS sẽ theo học lớp 6 càng sớm càng tốt. PHHS cần tìm hiểu kĩ về ngôi trường mới về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình học tập, hoạt động thể chất, hoạt động ngoại khóa……
Hiện nay, có một số cha mẹ học sinh thường thể hiện sự quan tâm đến việc học của con em bằng cách cho đi học thêm nhiều môn nhiều nơi, như vậy suốt tuần chỉ có học và học và liệu học như thế các em có tiến bộ hơn? Việc quá tải do áp đặt mục tiêu từ bố mẹ đôi khi vô tình đã khiến học sinh chán nản trường học, biến những năm tháng đầu lên học THCS lẽ ra hạnh phúc nhất thành những chuỗi ngày căng thẳng đối với các em.
5. Kiểm tra đánh giá
Ở lớp 5 học sinh đánh giá theo Thông tư 22 trong quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đánh giá, nhận xét, không chấm bài; một năm học chỉ có kiểm tra định kỳ 4 giai đoạn gồm: GK1, HK1, GK2 và cuối năm học còn lên lớp 6 số bài kiểm tra với thời gian làm bài khác nhau sẽ nhiều hơn do vậy sẽ có phụ huynh thắc mắc khi học tiểu học được đánh giá hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện nhưng khi mới bước lên lớp 6 đã nhận được phản ánh là tiếp thu chậm, học lực trung bình, không tập trung…
Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, nhất là giai đoạn đầu, các phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở THCS khác với tiểu học. Đặc biệt, khi trẻ bước vào lớp 6, trẻ cần được cha mẹ định hướng để làm quen với việc tự giác trong học tập, để con thực sự hứng khởi với việc học chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ. Dĩ nhiên, vẫn cần có những áp lực nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc.
II. NHỮNG ĐIỂU CHA MẸ CẤN CHUẨN BỊ
1. Chuẩn vị về tâm lý
– Cha mẹ nên biết việc đầu tiên làm cho các em trở nên nhút nhát từ buổi học đầu tiên bởi vì là từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp trên to lớn, lanh lợi, các em bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngờ nghệch, nếu bị các anh chị lớp trên hù dọa lại càng sợ hơn. Do vậy những buổi đầu cha mẹ cần quan tâm, chia sẽ nhiều hơn. Một số câu hỏi khi đón trẻ như: Chào con những lúc đưa đón; Hôm nay con học có vui không? Buổi học hôm nay có gì vui kể bố mẹ nghe; Điều gì con tâm đắc nhất ngày hôm nay; Điều gì con chưa hiểu; điều gì khó khăn nhất; Điều gì bố mẹ cần trao đỏi thông tin thầy cô giáo.
– Tâm lý của lứa tuổi 11-14 phát triến rất nhanh, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên phụ huynh chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì. Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần nên thoắt vui, thoắt buồn, ương bướng. Do vậy, bố mẹ nên dạy theo phương pháp “lạt mềm buộc chặt”. Hơn nữa giai đoạn này các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe mà các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy.
– Xã hội ngày càng phát triển, nhiều bậc cha mẹ lúng túng trước những thay đổi của chính con em mình và không biết cách làm thế nào để có thể hòa nhịp cùng với con, hiểu và chia sẻ cùng con khi mà khoảng cách thế hệ đang ngày càng trở thành một vật ngăn cản không nhỏ. Do vậy hơn lúc nào hết giai đoạn này bố mẹ phải lắng nghe con, làm bạn cùng con là điều cha mẹ cần làm nhất trong những buổi đầu khi con vào học lớp 6.
– Nhìn cung tâm lý chúng ta có thói quen áp đặt, lứa tuổi thiếu niên đang trong thời kỳ muốn nổi loạn, có nhiều biểu hiện như bố mẹ không muốn cho con chơi với con của một người khác nhưng càng cấm, các em càng chơi. Những trường hợp này các cha mẹ phải động viên an ủi con theo cách nên chọn bạn mà chơi như chọn sách mà đọc, đối với việc khuyên giải, phụ huynh không nên khuyên giải các em trước đám đông, trước tập thể gia đình, nhất là trong bữa ăn mà nên khuyên giải theo cách riêng tư và lựa chọn thời điểm thích hợp như đi chơi cuối tuần.
– Có thể nói để thuận lợi cho con ở năm học đầu cấp ở lớp 6 thì sự chuẩn bị cho con về mặt tâm lí là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp con xóa bỏ những rào cản để con thoải mái và tự tin khi hòa nhập với môi trường mới. Song song với đó cha mẹ cũng cần chủ động chuẩn bị sớm cho con về mặt kiến thức, giúp con thay đổi và làm quen dần với phương pháp dạy và học ở cấp THCS để học tập đạt hiệu quả.
2. Kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh lớp 6
– Đối với học sinh đầu cấp THCS, lứa tuổi 11-14 là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Với ý thức muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội trong khi các bậc cha mẹ, thầy cô vẫn coi các con là trẻ con. Vì vậy, cha mẹ cần động viên, dìu dắt quan tâm giúp đỡ các con trong giai đoạn này, giáo dục các con những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên.
– Những kĩ năng cần trang bị cho học sinh THCS để phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo của các con với những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, Kỹ năng tự phục vụ bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi, Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, Kỹ năng nhận tự thức và đánh giá bản thân.
– Những học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Để giáo dục cho học sinh rèn luyện và hình thành những kỹ năng sống cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh
– Theo Chương trình GDPT 2018, để hình thành và phát triển năng lực “tự chủ và tự học”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo” thì việc chuẩn bị kĩ năng giao tiếp, hòa nhập với các nhóm, cộng đồng là việc rất cần thiết, khi hết giờ học bài nên cho con tham gia phụ các công việc cùng với bố mẹ theo sức của mình, nếu phụ huynh cứ sợ con làm hỏng thì không bao giờ trẻ trưởng thành. Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề để trẻ không tự ái, tuyệt đối không la mắng chửi rủa khi con lỡ may làm hỏng đồ đạc ngoài mong muốn.
III. NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LÀM
1. Giúp con hòa nhập với môi trường mới
– Lớp 6 chuyển cấp cũng đồng nghĩa với việc con sẽ chuyển sang một môi trường mới với thầy cô, bạn bè mới do vậy cha mẹ phải cho con hiểu rằng “Lên lớp 6 con sẽ phải làm quen với rất nhiều cái mới, đó là môi trường học tập, thầy cô, bạn bè mới” Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng đến việc chuẩn bị cho con về mặt tâm lí và trang bị kỹ năng giao tiếp để con sẵn sàng tiếp nhận với cái mới, nhanh chóng hòa đồng với thầy cô, bạn bè cũng như làm quen với môi trường để học tập tốt hơn”.
– Việc trang bị kỹ năng giao tiếp để con làm quen với thầy cô, bạn bè, những người đầu tiên ảnh hưởng tới con trong suốt thời gian học tập, là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng học tập của con cũng như tạo cho con năng lượng tích cực và niềm vui khi đến trường. Ngoài ra, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn, dạy con cách bày tỏ quan điểm, tôn trọng những sự khác biệt để con trở nên hòa đồng hơn.
2. Thường xuyên học cùng con
Không chỉ thay đổi về môi trường học tập, học sinh lên lớp 6 sẽ còn phải “đối mặt” với rất nhiều sự khác biệt so với lớp 5 cấp tiểu học, cụ thể là về phương pháp dạy và học, hình thức kiểm tra đánh giá, số lượng môn học tăng lên, mức độ yêu cầu của các đơn vị kiến thức nhiều hơn và nâng cao hơn. Mỗi giáo viên sẽ phụ trách một môn học, mỗi môn học lại có yêu cầu riêng về sách vở, quy định riêng về nền nếp, kiểm tra, soạn bài. Do đó cha mẹ cần luyện cho con kỷ luật và nền nếp trong học tập bởi việc học và đánh giá kết quả học tập ở bậc THCS sẽ không còn thoải mái và nhẹ nhàng như ở cấp tiểu học. Để từng bước đưa con vào “khuôn khổ” này và giúp con thích nghi nhanh, cha mẹ nên xây dựng thời gian biểu cụ thể, đảm bảo cân đối với lịch học của con ở trường cũng như phù hợp với lịch sinh hoạt chung của cả gia đình, để giúp con duy trì thói quen và dần hình thành nền nếp. Cha mẹ cần trao đổi thẳng thắn với con để con nắm được sự thay đổi ở lớp 6 so với tiểu học, sau đó hướng dẫn con về phương pháp học phù hợp với từng môn học. Đặc biệt cha mẹ cần luyện cho con kỹ năng viết nhanh để theo kịp tiến độ của tiết học, cũng như rèn cho con khả năng tập trung để tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả. Đặc biệt mỗi buổi tối các bậc cha mẹ nên dành thời gian trao đổi học bài cùng con.
Đặc biệt đối với các môn học con có năng khiếu, cha mẹ cần khuyến khích con để giúp con phát huy, đạt kết quả như mong muốn. Với những môn học con còn học yếu hoặc tỏ ra chán ghét hãy tạo động lực cho con để giúp con thay đổi tinh thần học tập.
3. Phương pháp học tập hiệu quả
Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, các phụ huynh nên theo dõi, động viên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái.
Đặc biệt, khi trẻ bước vào lớp 6, trẻ cần được cha mẹ định hướng để làm quen với việc tự giác trong học tập, để con thực sự hứng khởi với việc học chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ. Dĩ nhiên, vẫn cần có những áp lực nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc.
Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên triển khai SGK lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018, để phấn đấu mỗi trường học là một môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng, tạo ra một “Thương hiệu riêng” để đội ngũ các thầy cô giáo tin tưởng, phấn khởi cống hiến cho hoạt động dạy học, các em học sinh cảm thấy hạnh phúc và luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và “đi học là hạnh phúc” thì sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng góp phần thành công của chương trình GDPT 2018./.
Phòng GDTH Sở GDĐ
Nguồn lamdong.edu.vn
Mục lục
Trước đây, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ hội nhập toàn cầu nhưng khi bước sang giai đoạn phát triển mới trong kỷ nguyên số thì lập trình mới là tiếng nói chung. Bởi hầu hết các quốc gia nào trên thế giới đều có số lượng lớn người dân sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh, tại văn phòng, cơ quan, nhà máy đều có sự tham gia của máy móc, phần mềm, ứng dụng,… Tất cả mọi thứ đều có sự tham gia của lập trình.
Càng ngày con người càng sáng chế ra được nhiều loại máy móc tinh vi và ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng công nghệ máy tính hiện đại, chính vì thế kỹ thuật lập trình sẽ càng trở nên phức tạp và tân tiến hơn. Vì lý do này, việc dạy trẻ học lập trình từ sớm sẽ mở ra cho con nhiều cơ hội việc làm hơn trong tương lai. Bất kể ngành nghề gì, từ lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, y tế đến buôn bán, nếu con có kỹ năng lập trình thì con luôn có nhiều lợi thế hơn.
Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu kiến thức càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Vì chỉ khi được tiếp cận sớm, trẻ sẽ được khám phá và học hỏi nhiều kiến thức khác nhau trong cùng một lúc, điều này cũng sẽ giúp trẻ phát triển não bộ một cách tốt nhất.
Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ em (với trí tưởng tượng cực kỳ phong phú) tìm thấy một công cụ có tiềm năng vô hạn như lập trình?
Đó sẽ là một sự kết hợp bùng nổ: trí tưởng tượng của bọn trẻ có thể được truyền tải toàn bộ thông qua một công cụ cho phép chúng hiện thực hóa tất cả những gì chúng đang nghĩ đến.
Mọi người đều có ý tưởng. Sự khác biệt nằm ở chỗ chỉ có một vài người nhận ra.Học lập trình cho phép ta nhận ra chúng. Những người biết lập trình sẽ biết cách đưa ý tưởng vào thực tế.
Tôi thường bắt đầu các buổi dạy học lập trình của mình với một câu “Trong hai giờ, bạn sẽ có thể tạo ra được một trò chơi điện tử”.
Thường thì học sinh sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt ngờ vực, cho đến khi chúng nhận ra rằng chúng đang thực sự chế tạo một trò chơi điện tử. Tôi gọi đây là khoảnh khắc khi các em ấy nhận ra rằng mình có một siêu năng lực.
Bạn chỉ cần nhìn vào chúng để hiểu tại sao: chúng nhảy nhót, hò hét và cười lăn cười bò với năng lực mới mà mình vừa khám phá ra. Tại sao lại như vậy? Bởi vì kiến tạo sẽ luôn làm ta thỏa mãn hơn là thụ hưởng;và trong khoảnh khắc đó, bọn trẻ nhận ra rằng chúng chính là những người đã tạo ra trò chơi ấy.
Học lập trình giúp rèn luyện cho trẻ em tư duy giải quyết vấn đề; chỉ cho bọn trẻ cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và đối mặt với khó khăn từ một góc nhìn khác.
Bên cạnh đó, học lập trình là một trong những cách để kiểm nghiệm giải pháp của bạn ngay lập tức.
Tôi thường nói với học sinh của mình rằng “Chúng ta ở đây để vui và để phạm sai lầm. Cái sau sẽ không thể khả thi nếu chưa thử qua cái trước”. Và đó chính là sự thật: hãy phạm lỗi, sau đó nghĩ về một giải pháp và rồi thử nghiệm nó. Và rồi tiếp tục phạm lỗi và tìm ra nhiều giải pháp hơn nữa. Khoảnh khắc mà bạn tìm ra câu trả lời chính xác và giải quyết được vấn đề chính là khoảnh khắc vô giá.
Học lập trình giúp bạn chia nhỏ vấn đề thành vô số những vấn đề nhỏ hơn; nó dạy bạn cách không bị bế tắc trước những vấn đề lớn, mà tốt hơn hết là thấu hiểu nó thông qua việc phân nhỏ nó ra và tìm kiếm giải pháp cho từng vấn đề nhỏ. Cách này sẽ dễ hơn nhiều và là hướng duy nhất để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề gốc.
Điều này có nghĩa là bạn có thể phân tích những tình huống khác nhau và tìm cách kết nối các kết quả cuối cùng lại với nhau.
Đây là một dạng kỹ năng, có thể gọi là kỹ năng mềm, thường được yêu cầu ở nhiều doanh nghiệp, không chỉ với các vị trí liên quan đến lập trình hay phát triển phần mềm. Trong một thị trường lao động liên tục biến đổi, việc nuôi dưỡng kỹ năng này từ tấm bé là rất quan trọng.
Lập trình là một dạng toán học. Dạy trẻ học lập trình có thể giúp trẻ xây dựng và nâng cao kỹ năng tổ chức, sắp xếp và phân tích dữ liệu, đồng thời khả năng toán học của trẻ cũng tiến bộ lên rõ rệt. Việc tính toán và phân tích logic khi đang thiết kế sản phẩm mã hóa của riêng mình giúp kích thích niềm đam mê với môn toán học ở trẻ.
Khi học ngôn ngữ lập trình, trẻ sẽ có cơ hội được rèn luyện tính kiên nhẫn và tinh thần lạc quan, khó khăn thất bại khó có thể làm nhụt chí của trẻ. Khi viết mã code, trẻ sẽ không tránh khỏi việc viết ra những câu lệnh sai, thế nhưng trẻ hoàn toàn có thể tra soát lại để sửa lỗi. Chính vì thế, thất bại không còn là điều đáng sợ nữa, bởi vì trẻ hiểu rằng mình sẽ luôn có cơ hội để sửa sai, và trở nên hoàn thiện hơn.
Quý phụ hhuynh quan tâm có thể tham khảo các khóa học lập trình tại đây
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 sáng 18/6 của Hà Nội:
Gợi ý làm bài từ ban chuyên môn Tuyensinh247:
I. Phần I:
Câu 1:
– Thể thơ của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”: 5 chữ.
– Mạch cảm xúc: Bài thơ mở đầu bằng vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Tiếp đó là cảm xúc của tác giả về mùa xuân của đất nước. Sau đó là những ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả và cuối cùng là lời ngợi ca quê hương đất nước.
Câu 2:
Giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh “giọt long lanh rơi” là: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt. Qua hình ảnh thơ không chỉ cho ta thấy thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo mà con thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
Câu 3:
– Tác phẩm viết về mùa xuân: “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du; “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.
Câu 4:
* Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, có sử dụng một câu bị động và một phép liên kết câu. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu chung:
+ Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm mùa xuân nho nhỏ.
+ Giới thiệu nội dung nghị luận: vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả trong khổ thơ thứ hai.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả
– Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi ra những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.
+ Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Hình ảnh lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.
+ Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.
+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
– Cảm xúc của nhà thơ: Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.
3. Tổng kết: Khái quát, tổng kết vấn đề.
II. Phần 2:
Câu 1:
– Học sinh có thể chỉ 1 trong 2 phép liên kết sau:
+ Phép nối: Nhưng.
+ Phép lặp: hạnh phúc, gương, soi.
– Trong cụm từ “tấm gương lương tâm” người viết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
Câu 2:
Điều khiến con người cảm thấy hạnh phúc là:
– Có một gương mặt đẹp soi vào gương.
– Có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Câu 3:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn/bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
– Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
– Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là những giá trị ẩn sâu trong mỗi con người, là nét đẹp của phẩm chất con người.
– Vì sao cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:
+ Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp con người biết lắng nghe, quan sát, không ngừng học hỏi. Từ đó tích lũy thêm nhiều kiến thức.
+ Trong quá trình vun đắp tâm hồn con người sẽ ngày càng trưởng thành, nhẫn nại, kiên trì.
+ Vun đắp vẻ đẹp tâm hồn giúp con người cảm nhận được những giá trị tích cực của cuộc sống, tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Khi có một tâm hồn đẹp đồng nghĩa với việc con người có lối sống đẹp từ đó góp phần tạo nên xã hội tích cực.
– Bài học mở rộng:
+ Phê phán những người chỉ đề cao vẻ đẹp hình thức mà không trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, những người sống ích kỉ, giả tạo, vô cảm.
+ Con người cần học cách nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn mình.
Cô Tạ Minh Thuỷ, giáo viên Ngữ văn của hệ thống Tuyensinh247, cho biết đề thi có cấu trúc như mọi năm, vừa sức với học sinh.
Phần I tập trung kiểm tra kiến thức vào khổ thơ thứ nhất của bài “Mùa xuân nhỏ nhỏ” và mở rộng kiến thức liên quan đến toàn bộ bài thơ như thể thơ, mạch cảm xúc. Đặc biệt, đề đưa ra câu hỏi học sinh cần cảm nhận được vẻ đẹp hình ảnh “giọt long lanh rơi”. Đây là một hình ảnh thơ đẹp, đa nghĩa, giàu tính sáng tạo. Câu chiếm nhiều điểm nhất của phần I yêu cầu viết đoạn văn cảm nhận đoạn thơ để thấy rõ vẻ đẹp quê hương và cảm hứng ngợi ca tôn vinh của Thanh Hải với đất nước.
Ở phần II, yêu cầu của hai ý đầu tiên không quá khó, liên quan đến kiến thức về phép liên kết câu, biện pháp tu từ và một câu đọc hiểu tìm ý. Với hai ý này, học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản là có thể lấy được trọn vẹn điểm. Ý thứ 3 yêu cầu nghị luận về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. “Đây là câu hỏi hay, đặt ra vấn đề hai chiều giữa vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn, vấn đề rất đáng quan tâm với thế hệ trẻ ngày nay, qua đó hướng tới thông điệp ý nghĩa là chúng ta phải tạo nên một lối sống đẹp, tâm hồn đẹp”, cô Thuỷ nói.
Nhận xét chung, giáo viên này đánh giá đề thi năm nay kiểm tra được những kiến thức cơ bản và phát huy được suy nghĩ, cảm nhận và năng lực của học sinh. Các câu hỏi rõ ràng, cấu trúc đề không thay đổi với mọi năm. Bên cạnh các câu hỏi nhận biết đơn giản vẫn có các câu vận dụng cao, giúp phân loại học sinh tốt. “Với đề thi này học sinh trung bình có thể làm được 6,5-7 điểm, các bạn học khá, giỏi đạt 8-9 không quá khó khăn”, cô dự đoán.
Nguyễn Tuấn Kiệt, cựu học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy) nhận định đề thi Ngữ văn quen thuộc, nhẹ nhàng. Do yêu thích nội dung và cảm hứng của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, đồng thời đây cũng là tác phẩm trọng tâm được giáo viên ôn luyện, Kiệt không gặp khó với phần I trong đề. Với nghị luận xã hội, đề tài “nuôi dưỡng tâm hồn” không xa lạ với Kiệt và nhiều thí sinh. Em đã lấy dẫn chứng về những bệnh nhân ung thư luôn lạc quan chiến đấu với bệnh tật. “Em đặt mục tiêu trên 8 điểm Văn và thấy hài lòng với bài làm của mình”, Kiệt nói.
Dự đoán đề Văn hỏi về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và không ôn kỹ “Mùa xuân nho nhỏ”, Phạm Ngọc Bảo Châu, trường THCS Ban Mai (quận Hà Đông), thoáng hoang mang và gặp thử thách khi phân tích về mùa xuân của đất nước. Dù vậy, nữ sinh vẫn hoàn thành tốt đề nghị luận xã hội và cho rằng không khó để thí sinh đạt điểm 7 với đề thi này.
Thanh Hằng – Dương Tâm
Đề thi môn Tiếng Anh vào 10
Đề thi Tiếng Anh chiều 18/6 gồm 40 câu trắc nghiệm thay vì 30 câu như năm ngoái và được trộn thành 24 mã đề. Dưới đây là đáp án mã đề 001.
Năm học 2021-2022, Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ gần 107.000 em đăng ký thi vào lớp 10. Trong số này, khoảng 64,7% sẽ trúng tuyển vào các trường THPT công lập. Số còn lại học tại các trường tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Các em phải làm ba bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, ít hơn năm ngoái một môn. Hoàn thành bài Ngữ văn và Ngoại ngữ hôm nay, các em chỉ còn bài thi môn Toán vào sáng 19/6. Bài thi kéo dài 120 phút, bắt đầu từ 8h.
Những thí sinh có nguyện vọng vào các trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Huệ hay lớp chuyên của THPT Chu Văn An, Sơn Tây sẽ làm thêm bài thi môn chuyên vào 20/6.
Đề tiếng Anh thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội (năm học 2022-2023) gồm 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.
Chiều 18/6, gần 107.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi tiếng Anh vào lớp 10. Dưới đây là gợi ý đáp án 24 mã đề tiếng Anh từ Tuyensinh247:
Mã đề 001:
Mã đề 002:
Mã đề 003:
Mã đề 004:
Mã đề 005
Mã đề 006
Mã đề 007
Mã đề 008
Mã đề 009
Mã đề 010
Mã đề 011
Mã đề 012
Mã đề 013
Mã đề 014
Mã đề 015
Mã đề 016
Mã đề 017
Mã đề 018
Mã đề 019
Mã đề 020
Mã đề 021
Mã đề 022
Mã đề 023
Mã đề 024